Những ngày qua, nhiều người dân trú tại xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) cảm thấy thích thú, bất ngờ khi trên mặt sông Đakrông xuất hiện hệ thống cứu hộ đặc biệt chống đuối nước cho trẻ em.
![]() | ||
Thầy giáo Phan Hoàng Bách và học trò
|
"Công trình" dân sinh có ý nghĩa trên do anh Phan Hoàng Bách (38 tuổi, trú tại xã Mò Ó) triển khai từ cuối tháng 5/2021. Anh Bách hiện là giáo viên Trường THPT Đakrông.
Chia sẻ với PV, anh Bách cho biết, việc làm của anh xuất phát từ thực tế hàng ngày anh phải chứng kiến nhiều trẻ em lội sông Đakrông để tắm mà không đảm bảo an toàn, nguy hiểm đến tính mạng.
“Mỗi buổi đi dạy về, tôi đều chứng kiến cảnh hàng chục trẻ em bơi lội dưới sông, trên người không có áo phao hay đồ bảo hộ.
Các em chủ yếu bơi lội tự phát, không có người lớn kèm cặp và không được hướng dẫn về các kỹ năng phòng chống đuối nước nên rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tranh thủ buổi chiều đi dạy về, tôi lên kế hoạch và làm hệ thống phao cứu sinh để hỗ trợ cho các cháu”, anh Bách chia sẻ.
![]() |
Bon, chai nhựa sau khi mua về được và kết thành từng chùm. |
Để để ý tưởng thành hiện thực, anh Bách bỏ tiền túi mua 50 đến 70 can, chai nhựa từ tiệm ve chai ở xã Mò Ó với giá 4 nghìn đồng/chai rồi mày mò làm hệ thống phao cứu sinh.
Quy trình làm với những công đoạn như khi tập hợp các can, chai nhựa lại, cột lại thành chuỗi cách xa nhau 3m. Sau đó, giăng thành một dãy có mật độ liên kết với nhau, cột vào các mỏm đá vững chắc ở giữa sông rồi tiếp tục dùng dây thép để cố định lại một lần nữa. Cuối cùng, từ chuỗi chính trong dãy đó, giăng thêm một dãy phụ xuôi theo dòng nước.
Theo anh Bách, hệ thống “phao cứu sinh” của anh mặc dù được làm từ những vật liệu có sẵn, thô sơ nhưng sẽ rất hữu ích vì chẳng may khi đang tắm, các cháu gặp dòng nước xoáy, chảy xiết thì có thể bám theo phao để vào bờ.
![]() |
Hệ thống cứu hộ thô sơ nhưng có tác dụng rất cao |
“Trước đây, vào mùa hè, sau khi đi làm rẫy về, tôi khá lo lắng khi 2 đứa con của tôi thường xuyên tắm sống mà không có một thứ gì bảo hộ ở trên người.
Nhưng giờ đây, thầy Bách đã giúp cho tôi cũng như đa phần người dân trong xã bớt lo lắng đi nhiều phần khi thầy tự tay thiết kế ra mô hình trên”, anh Hồ Văn Phi - người dân ở xã Mò Ó chia sẻ.
Mặc dù được nhiều người dân địa phương và trẻ em vùng cao huyện Đakrông hưởng ứng, nhưng theo thầy Phan Hoàng Bách, đây chỉ là phương án tạm thời để hỗ trợ các cháu trong khoảng thời gian nắng nóng kéo dài, lượng trẻ em tắm sông đông.
“Về lâu dài, tôi mong chính quyền các cấp, các trường học sẽ quan tâm, mở các lớp dạy bơi cho trẻ nhỏ để các em có đầy đủ kỹ năng xử lí tình huống khi không may bị đuối nước”, anh Bách chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm
- Người mẹ đã viết thư tay bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích đến ngành giáo dục Nghệ An và 2 giáo viên đã bất chấp nguy hiểm để cứu con trai mình thoát khỏi đuối nước.
" alt=""/>Phao cứu sinh trên dòng Đakrông của thầy giáo vùng cao Quảng TrịHiện, Nga đang làm giáo viên hợp đồng tại Trường THPT Việt Nam – Ba Lan (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo trẻ cho hay, chỉ vừa mới có ý định livestream dạy học để nhiều bạn học sinh có thể tiếp cận được kiến thức môn Vật lý trong những ngày dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, khó lường.
Nga chia sẻ em rất bất ngờ khi được mọi người quan tâm nhiều qua buổi livestream đầu tiên với nhiều bình luận tích cực. Em cũng nhận được sự so sánh với một bạn trẻ khác cũng dạy Vật lý trực tuyến nổi tiếng thời gian gần đây (cô giáo Minh Thu) của một số cư dân mạng.
“Em nghĩ là không ai trong số chúng ta muốn bị đưa ra để so sánh với người khác cả, cho dù là tích cực hay tiêu cực. Chúng em đều có những công việc riêng và lựa chọn hướng phát triển riêng. Thế nên em cũng mong mọi người dừng việc so sánh chúng em với nhau và em nghĩ Minh Thu cũng như vậy”.
Sau khi trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, Nga cho hay, cuộc sống của em có chút xáo trộn, song không nhiều.
“Có chăng lúc này, những lời mình nói hay những việc mình làm sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn và nhiều người biết đến hơn, do đó em luôn tự nhủ phải cẩn trọng và chỉn chu hơn trong những bài giảng và cả trong cuộc sống. Em sẽ cố gắng để xây dựng và giữ hình tượng một người giáo viên tốt”, Nga nói.
Nga tâm sự, khi livestream cũng không ít lần bản thân gặp phải những lời trêu ghẹo hay bình luận những câu từ phản cảm, khiếm nhã.
“Cũng có nhiều anh chị, bạn bè đưa ra cho em những lời khuyên và mặc dù cũng đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng khi đọc được những bình luận trêu ghẹo, phản cảm và thậm chí là quấy rối, em cảm thấy rất khó chịu, bực mình và có cả chút sợ hãi. Cũng may là có các bạn học sinh và nhiều người ủng hộ, đặc biệt cũng có những người trực tiếp lên án những hành động đó. Thời gian tới, em cũng sẽ có những tiêu chuẩn nhất định trên kênh của mình và sẽ xóa hoặc chặn những bình luận như vậy. Em không cần quá nhiều người quan tâm hay theo dõi mà chỉ mong nhận được những bình luận “sạch” và có văn hóa” - cô giáo trẻ khẳng định.
![]() |
Xuất thân trong gia đình có truyền thống sư phạm nên từ bé Nga đã có ước muốn trở thành cô giáo. “Nhân vật truyền cảm hứng cho em là một nhân vật thầy giáo trong phim “Cao thủ học đường” của Hàn Quốc. Trong phim, người thầy đã rất tận tâm tận lực, bằng tình yêu thương của mình để có thể dạy dỗ những đứa trẻ hư nhất, kém nhất nên người".
Nga nhìn nhận, có trò ngoan và cả chưa ngoan và đôi khi là ương bướng nhưng mỗi học sinh sẽ có những câu chuyện riêng của mình.
“Vì vậy em luôn muốn dạy học sinh bằng sự cảm thông và tình yêu thương chứ không phải với những áp lực nặng nề”, Nga chia sẻ.
![]() |
Nói về quyết định trở thành giáo viên môn Vật lý, Nga cho hay lý do ban đầu có phần hơi... trẻ con.
“Hồi cấp THPT, trong một cuộc tranh luận, có một bạn nam tỏ ra coi thường chúng em khi cho rằng con gái thì sẽ không thể học tốt môn tự nhiên bằng con trai. Vì vậy, em quyết tâm chọn học khối tự nhiên để chứng tỏ bản thân và cho bạn ấy biết giới nữ hoàn toàn có thể học tốt. Càng học, càng tìm hiểu, em càng thấy môn Vật lý hay và hấp dẫn, bởi kiến thức môn học này giúp em lý giải được cách mà mọi thứ xung quanh ta vận hành ra sao, từ rất nhỏ như nguyên tử hay rất lớn như hệ mặt trời, vũ trụ, từ những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đến những cỗ máy phức tạp”.
Theo Nga, điều quan trọng nhất để có thể học tốt môn học này chính là học bằng bản năng khám phá của con người, hiểu bản chất vật lý và liên hệ thực tiễn.
![]() |
Nga có quan điểm rõ ràng trong dạy học và không muốn chỉ hướng học sinh luyện thi. Bởi nếu chỉ tập trung luyện thi thì đồng nghĩa học sinh có thể thi tốt, nhưng nếu dạy theo cách hiểu bản chất thì học sinh vừa có thể thi tốt mà vẫn có một nền tảng kiến thức vững chắc hơn để phát triển xa hơn.
Do đó, điều quan trọng là phương pháp và cách tiếp cận vấn đề.
“Kiến thức cơ bản là giống nhau nhưng mỗi giáo viên lại có cách dạy khác nhau. Em luôn đề cao việc liên hệ thực tế và dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi gợi mở. Em không áp đặt kiến thức mà cố gắng cho học sinh tự mình khám phá kiến thức. Điều này sẽ giúp các em học sinh hiểu bản chất vấn đề hơn, qua đó có hứng thú với môn học hơn và không cảm thấy khó.
Chia sẻ về dự định, Nga cho hay muốn tập trung tối đa để làm tốt những thứ mình đang xây dựng và chưa nghĩ đến việc dạy học thêm trên các nền tảng khác.
“Giờ đang là kỳ nghỉ hè nên em có khá nhiều thời gian, cộng thêm việc giãn cách xã hội nên em cũng muốn mang lại điều gì đó bổ ích cho các bạn học sinh. Vào năm học, có thể sẽ bận hơn nhưng em nghĩ với sự hỗ trợ của bạn bè và các anh chị đi trước về mặt chuyên môn, em vẫn có thể sắp xếp được việc dạy học trực tuyến”, Nga nói.
Hải Nguyên
Sau một buổi livestream tối 21/7 với chủ đề "Đại cương con lắc lò xo" đạt 1,6 triệu lượt xem, cô giáo dạy trực tuyến Minh Thu trở thành gương mặt hút sự chú ý và được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội.
" alt=""/>Cô giáo Thanh Nga gây sốt mạng xã hội sau buổi livestream dạy Vật lý với nhan sắc xinh đẹpPhó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm vừa có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động thẩm mỹ sau 2 sự cố chết người. Ảnh:VietNamnet
Nội dung văn bản yêu cầu các đơn vị trên phối hợp chấn chỉnh “Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố”, sau nhiều sự cố thẩm mỹ vừa qua.
Hiện có cơ sở đã trá hình phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, da liễu hoặc cơ sở đào tạo nghề để thực hiện đào tạo lén lút và thực hiện các dịch vụ có liên quan đến thẩm mỹ, tiềm ẩn gây ra nhiều tai biến nghiêm trọng cho con người.
Mới đây tại Bv thẩm mỹ Kangnam đã có bệnh nhân tử vong sau thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: Minh Anh
Gần đây có sự cố y khoa gây tử vong cho 2 bệnh nhân thực hiện dịch vụ thẩm mỹ tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kang nam, quận 3 và Bệnh viện chuyên khoa Thẩm mỹ Emcas, quận 10.
Để chấn chỉnh dịch vụ, đảm bảo an toàn sứ khỏe cho người dân thành phố, UBND TP.HCM yêu cẩu Thủ trưởng các sở ban ngành liên quan phải tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung.
Một bệnh nhân 65 tuổi xăm chân mày sau đó bị xuất huyết não đang hôn mê được điều trị tại BV Nhân dân Gia Định. Ảnh: Minh Anh
Cụ thể, Sở Y tế sẽ tăng cường công tác kiểm tra đối với các bệnh viện thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thực hiện hậu kiểm sau công bố đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ trên toàn thành phố. Xử lý nghiêm các cơ sở có vi phạm, đặc biệt vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở không phép, cơ sở hoạt động quá phạm vi chuyên môn được cho phép, cơ sở vi phạm về quảng cáo khám, chữa bệnh, kể cả đề nghị các cơ quan có thẩm quyển xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật nếu vi phạm Luật khám bệnh, chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, Sở sẽ công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, phòng tránh.
Phan Nhơn
" alt=""/>TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thẩm mỹ sau 2 sự cố chết người